Muỗi & Những mối nguy hiểm xung quanh chúng ta

Bạn có mệt mỏi không khi môi trường xung quanh ta bao quanh bởi Muỗi. Muỗi ở khắp mọi nơi và gây ra bao phiền toái đối với cuộc sống. Và nghiêm trọng nhất là gây ra tác hại đến chính sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera).Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.(Nguồn: Wikipedia)

Culicinae (Diptera: Culicidae) là một trong những phân họ có ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng, chúng phân bố trên toàn cầu, trong đó nhiều giống có ý nghĩa về mặt dịch tễ như Anopheles truyền bệnh sốt rét; giống Aedes truyền sốt xuất huyết dengue, sốt vàng da, chikungunya; giống Culex truyền viêm não Nhật Bản, giun chỉ bạch huyết; giống Mansonia truyền giun chỉ bạch huyết. 

Bạn biết không, Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm- tức là từ thời đại Khủng Long. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagogus,…

Tổng cộng có 255 loài muỗi thuộc 42 phân giống và 21 giống được ghi nhận ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Trong đó, giống Anopheles có 64 loài; giống Culex có 42 loại, 1 dạng loài; và trong tổng số 18 giống của tộc Aedini (bao gồm hai giống Armigeres và Heizmann), gồm 88 loài, trong đó có 4 dạng loài. (Nguồn: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương)

Thực ra, giống muỗi đa số không hút máu người, chúng sống bằng phấn và mật hoa, nó là nguồn thực phẩm cho nhiều sinh vật khác, nếu thiếu chúng, nhiều loại chim và thú ăn côn trùng sẽ phải thay đổi nguồn thức ăn và biến đổi nhiều về hệ môi trường sinh thái.

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. Năm 2017, đại dịch Zika bùng phát gây nên hiện tượng teo não ở người mà tác nhân cũng là do muỗi gây ra.

Nhưng có phải loài nào cũng hút máu và loài nào cũng gây bệnh hay không! Thực sự thì muỗi chích ta chỉ có muỗi cái. Còn Muỗi Đực thì không, nghe thì ảo nhưng sự thật nó đúng là như vậy!

Muỗi đực và Muỗi cái đều hút nhựa cây và hoa quả để sống, nhiệm vụ là đi thụ phấn cho cây.  Nhưng Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu, còn muỗi đực thì không.  Do nhu cầu sinh sản cần nhiều protein mà protein trong hoa quả thì không đủ chất nên Muỗi dùng máu người. Khi đã hút máu xong, chúng sẽ nghỉ ngơi trong 2-3 ngày để cơ thể sản xuất ra protein, sắt từ máu rồi tạo ra các Amino Acid và dùng nó để tạo ra trứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *